Sau chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút, đánh tan hơn 2 vạn quân Xiêm và hơn 300 chiến thuyền của chúng, đuổi Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), trong vòng chưa đầy 10 ngày, quân Tây Sơn được nhân dân ủng hộ, trong đó có các vị liệt tổ họ Đường tham gia cung cấp lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng cùng lực lượng chiến đấu, đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh, giải phóng toàn bộ Đàng trong, nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra sông Gianh

Ngày 15/01/1789, quân Tây Sơn tiến ra Thanh Hóa, tập kết ở Tam Điệp - Ninh Bình. Tại đây, Nguyễn Huệ được nhân dân nồng nhiệt đón tiếp, truyền thêm sức mạnh để chiến đấu. Hàng loạt trai tráng họ Đường nô nức tòng quân. Trong gia phả các Chi tộc họ Đường ở Thanh Hóa còn ghi được câu ca dao làm chứng tích:

"Anh đi theo Chúa Tây Sơn 

Sáng 30 tháng 01 năm Kỷ dậu (1789), đạo quân của Đô đốc Long tiến vào giải phosnh Thăng Long; Nhà thơ Ngô Ngọc Du thời đó ghi lại:

Như trên trời xuống, ai dám đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Thế là Thủy Tổ họ Đường đã có mặt tại Thăng Long từ ngày ấy. Sau trận đánh giặc thắng lợi, năm Cảnh Thịnh thứ 8, đời vua Nguyễn Quang Toản; Tháng 10 năm Kỷ Mùi (1799), Đình Tiên Canh xây cất Tòa Đại Bái. Đức Thủy Tổ họ Đường (Tự Phúc Trạch) cùng anh em nghĩa quân Tây Sơn được giải ngũ có tay nghề làm mộc và đồ đất nung theo Sông Hồng lên Vĩnh Phúc tham gia xây duuwjngDDeefn Tiên Canh ở địa điểm giao nhau của xóm Lang Bầu và xóm Chuôi Ná (nay thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Từ đó các ngài định cư ở Tiên Canh và trở thành Thủy Tổ của Chi tộc họ Đường.

(TƯ LIỆU ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU - CẬP NHẬT,
NẾU CON CHÁU HỌ ĐƯỜNG CÓ THÔNG TIN BỔ SUNG XIN VUI LÒNG CUNG CẤP THÔNG TIN) 


 

 

© BẢN QUYỀN WEBSITE THUỘC GIA TỘC HỌ ĐƯỜNG, HƯƠNG CANH - BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC